Phòng bệnh cho đà điểu

Đà điểu là vật nuôi rất nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên đà điểu giống đắt, con non yếu và có thể mắc một số

1. Bệnh đậu

1.1.Nguyên nhân:

            Do vi rus đậu (Fowl pox) gây lên

1.2. Triệu chứng

            – Xuất hiện các mụn trên da nhất nơi khóe mắt, mũi, miệng. Các mụn này vỡ ra chảy nước và dễ bị nhiễm khuẩn gây mủ

            – Con vật ngứa ngáy khó chịu, nhiều con bị sốt, bỏ ăn

1.3.Phòng và trị bệnh

1.3.1. Phòng bệnh

             – Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng cho đà điểu bằng các loại vitamin, điện giải, đường Glucoza, trách gây sốc cho con vật

            – Dùng vaccin đậu gà chủng qua da cánh liều lượng bằng 1.5 liều gia cầm

1.3.2.Điều trị

            – Không có thuốc trị, chủ yếu dùng các chất tăng cường sức đề kháng như Vitamin C, ADE, đường Glucoza

2. Bệnh Newcastle

1.1. Nguyên nhân:

            – Do virus gây lên, tùy theo số lượng, độc lực của vi rus và sức đề kháng của đà điểu mà bệnh tiến triển nặng hay nhẹ, nhìn chung đà điểu khá mẫn cảm với bệnh này

             -Mầm bệnh có thể tồn tại từ cơ thể gia cầm bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp lây nhiễm cho đà điểu, khả năng lây nhiễm trực tiếp giữa con mang bệnh và con khỏe mạnh cũng rất cao

1.2. Triệu chứng

            – Triệu chứng điển hình là thần kinh, có thể có một trong các biểu hiện sau:

            + Con vật có thể đi lào đảo rồi ngã

            + Nằm một chỗ cổ xoắn lại

            + Đứng một chỗ, chống mỏ xuống đất

            – Sốt cao có khi đến trên 420C, da ửng đỏ

            – Bỏ ăn, thở khó

            – Nhiều khi bị tiêu chảy rất nặng, phân tanh, khắm

1.3. Chấn đoán

            -Dựa vào triệu chứng lâm sàng, có thể lấy máu tách huyết thanh để hiệu giá kháng thể đối với bệnh, hàm lượng kháng thể khi làm phản ứng HI đạt mức 8log2-9log2 là bình thường nhưng >10log2 có thể đã mắc bệnh.

1.4. Bệnh tích

            – Viêm xuất huyết đường tiêu hóa kể cả ruột non và ruột già, có những điểm loét hình nón ngược

            – Dạ dày tuyến xuất huyết ở đỉnh lỗ tuyến nơi tiết ra dịch vị

            – Xuất huyết manh tràng nhất là vùng giao nhau giữa hồi tràng và manh tràng

            – Xuất huyết ở tổ chức dưới da nhưng biểu hiện này nhiều khi không rõ ràng

1.3. Phòng và trị bệnh

            * Phòng bệnh:

            Chủ yếu là công tác phòng bệnh, ngoài việc vệ sinh khử trùng, cách ly với vật nuôi xung quanh, hạn chế người từ nơi khác tới thì cần phòng bằng vaccin. Liều lượng và thời điểm phòng vacxin Newcastle cho đà điểu như sau:

                     – Đối với đà điểu sơ sinh đến 1tháng tuổi: Phòng hai lân bằng vacxin Lasota nhỏ vào mũ, lần 1 vào lúc 7 ngày tuổi và lần hai vào lúc 21 ngày tuổi. Liều bằng 1,5 lần liều phòng cho gà.

                     – Khi đà điểu được 42- 45 ngày tuổi thì tiêm vacxin H1, sau 6-12 tháng tiêm lại một lần. Tiêm dưới da cánh hay da cổ  liều lượng gấp 1,5 lần liều phòng cho gia cầm

                     – Với đà điểu lớn và đà điểu sinh sản, mỗi năm tiêm vacxin H1 một lần vào các thời điểm đà điểu nghỉ đẻ, thời tiết mát mẻ.

            * Trị bệnh:

            – Việc trị bệnh thường không hiệu quả vì khi đà điểu bị bệnh Newcastle thường có triệu chứng khá nặng ngoài ra còn có thể bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh kế phát khiến tình trạng sức khỏe đà điểu càng tồi tệ.

            – Khi phát dịch cần sử dụng giái pháp dùng kháng huyết sau đó tiến hành tiêm váccin

3. Bệnh viêm túi lòng đỏ 

1.1.Nguyên nhân

Do Vi khuẩn gây lên, người ta phân lập được các loại vi khuẩn như: E.coli, Salmonella, Staphylococus, Pseudomonas, Proteus… nhưng thường gặp là vi khuẩn Ecoli, những vi trùng này có thể xâm nhập theo nhiều đường khác nhau:

+ Nhiễm theo đường trứng (đà điểu mới nở đã mang bệnh)

+ Nhiễm qua rốn: Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ.

1.2. Triệu chứng

            – Đà điểu ăn uống kém hơn bình thường. bụng căng nặng nề, đi lại khó khăn, chân khô, kiệt sức dần và chết.

            – Kế phát viêm ruột gây ỉa chảy

            – Kế phát viêm phổi gây sốt, thở khó, nhanh

            – Chết trong vòng 1 tuần đến 20 ngày tuổi

1.3. Bệnh tích

            Có thể có một hay kết hợp các bệnh tích sau:

            – Lòng đỏ không tiêu màu xanh lá cây đậm hay màu xám tro, mùi thối khắm

            – Viêm ruột xuất huyết, gan sưng

            – Viêm phổi, xuất huyết phổi, dịch xoang bao tim màu đục

1.4. Phòng bệnh

            Đây là giải pháp chủ yếu vì trị bệnh ít hiệu quả. Để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Khử trùng trứng, vệ sinh máy ấp nở, vệ sinh chuồng trại phun thuốc khử trùng định kỳ nhất là thảm lót nền. Cần loại bỏ những quả trứng không đỡ đẻ được vào mùa mưa, những quả bẩn

         + Giữ ấm cho đà điểu nhất là vùng bụng để hấp thu lòng đỏ tốt

         + Đà điểu sơ sinh nên bôi cồn Iod vào rốn.

         + Cho uống kháng sinh + Vitamin B1 ngay ở giai đoạn 1-3 ngày tuổi.

1.5. Trị bệnh

            – Việc trị bệnh kém hiệu quả vì khi phát hiện triệu chứng bệnh thì con vật đã bị rất nặng rồi

            – Các loại thuốc khuyến cáo sử dụng là: Thuốc kháng sing cộng với trợ sức trợ lực bằng Vitamin và đường Glucoza

4. Bệnh viêm đường hô hấp

1.1. Nguyên nhân

            – Do virus, vi khuẩn gây nên, Các loại vi khuẩn chủ yếu là: Ecoli, Staphylococus, Streptpcocus, Pseurdomonas, Proteus……vv

            – Đối với vi khuẩn: Mầm bệnh tồn tại chủ yếu ở môi trường nước uống, thức ăn, đất cát trong nền chuồng nuôi

            – Đối với vi rus: Lây trực tiếp từ con bệnh sanh con khỏe hay gián tiếp qua trung gian như vật dụng, công nhân trực tiếp chăn nuôi hay khách tham quan.

1.2. Triệu chứng

            – Đứng tách đàn, ủ rũ

            – Con vật sốt cao, bỏ ăn hoặc ăn giả, uống nhiều nước

            – Thở nhanh, nhiều khi có tiếng khò khè và dịch đờm trong khí quản

1.3. Bệnh tích

            – Phổi sung huyết hay xuất huyết từng đám màu đen

            – Có nhiều dịch có khi lẫn máu trong khí quản

1.4. Phòngbệnh

            – Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ để loại trừ hay giảm thiểu mầm bệnh trong môi trường  nuôi

            – Khách tham quan phải tuân thủ chế độ vệ sinh khử trùng

            – Người chăn nuôi phải khử trùng tay, vật dụng phục vụ chăn nuôi vệ sinh hàng ngày, đồ bảo hộ lao động giặt sạch và chỉ sử dụng ở khu vực sản xuất

            – Phòng bệnh toàn đàn bằng kháng sinh liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất

1.5. Trị bệnh

            – Dùng thuốc điều trị bằng kháng sinh thuộc một trong các nhóm sau: Quinolon, Quinolone, Aminoside, Phenicol, Cephalosporin, Betalactam…vv. Tuy nhiên cần làm kháng sinh đồ để xác định nguyên nhân và thuốc điều trị thích hợp

            – Trợ sức trợ lực bằng: Vitamin + đường Glucoza

5. Bệnh viêm hoặc hoại tử đường tiêu  hoá

1.1. Nguyên nhân

            – Do các loại vi khuẩn E.coli, Salmolella, Staphylococcus, Streptococcus, Clortridium pertriagens, Preudmonas, đặc biệt là vi khuẩn E.coli đã xuất hiện những chủng độc lực cao gây thể cấp tính rất nguy hiểm.

            – Đà điểu mắc ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở 2-3 tháng tuổi vì thời kỳ này thường từ chỗ nền lót thảm nay tiếp xúc trực tiếp nền đất và hay ăn đất cát

            – Thời kỳ này sức đề kháng của chúng với bệnh chưa cao.

1.2. Triệu chứng

         – Có biểu hiện chậm chạp, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn

         – Nhiều con dễ bị kích động, bị co giật và mất thăng bằng khi gặp các tác động như tiếng động lớn, bị dồn đuổi…

         – phân không thành khuôn, có màu đen hoặc phân loãng màu xanh lá cây.  

         –  Cơ thể suy sụp nhanh nằm liệt, yếu dần và chết.

1.3.Bệnh tích (hình 5)

            – Dạ dày chứa nhiều cát sỏi, dị vật, ruột xuất huyết từng đoạn hay tràn nan, có hiện tượng viêm ở lớp tương mạc ruột, biểu hiện bởi những đám liên kết màu trắngđục bám ngoài ruột làm cho các đoạn ruột dính với nhau và xoang bụng; gan có hiện tượng viêm hoại tử từng đám làm cho gan sưng lên, màu không đồng nhất

            – Dịch trong xoang phúc mạc màu đục hay màu xám     

1.4. Phòng bệnh

            – Thường xuyên vệ sinh phân rác, thức ăn thừa, máng ăn máng uống

            – Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nuôi

            – Giữ chuồng trại khô ráo, trời mưa cần nạo vét rãnh để nước thoát hết, bổ sung cát khô vào nền nơi mái che để đà điểu khô ráo.

            – Cho ăn thức ăn tinh đúng khầu phần, thức ăn xanh thu hoạch đúng lứa

            – Tăng sức đề kháng cho đà điểu bằng vitamin đặc biêt là Vitamin C, caltosal

         – Trường hợp cần thiết phải sử dụng kháng sinh để phòng bệnh, có nhiều nhóm kháng sinh như Quinolone, Aminoside, Phenicol….vv. Cần phải thường xuyên theo dõi các loại thuốc và sử dụng những loại mẫn cảm với mầm bệnh.

1.5. Trị bệnh

         Cần xác định thuốc kháng sinh đặc hiệu sau đó:           

         – Tách riêng con bệnh, điều trị bằng kháng sinh theo đường tiêm hoặc cho uống cưỡng bức.

         – Toàn đàn cho uống kháng sinh (hoà vào nước uống).

         – Tăng cường các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn đảm bảo chất lượng (nhất là thức ăn xanh thu hoạch đúng lứa ưu tiên sử dụng rau muống, rau lang, cỏ Stylo…vv)

6. Bệnh tắc đường tiêu hóa

1.1. Nguyên nhân

            – Do ăn phải dị vật như: mảnh vải, bó sợi thảm, cảnh cây, cát quá nhiều, nhiều viên sỏi to, quá nhiểu lá cây keo, bao bóng làm quấn thức ăn xanh lại thành bọc….vv. Phần tắc chủ yếu ở dạ dày tuyến

            – Do viêm ruột mãn tính làm một số đoạn ruột thắt lại, niêm mạc tăng sinh dày lên công với thức ăn khó tiêu khiqua chỗ này bị tắc lại

1.2. Triệu chứng

            – Con vật lò đờ, bỏ ăn, đứng tách đàn, cơ thể gày yếu

            – Bài tiết thải không ra phân mà chỉ ra chất dịch keo đạc màu vàng

            – Bụng tóp lại, sờ ấn tay vào vùng bụng không thấy hay rất ít phân trong ruột

            – Sức khỏe giảm con vật nằm liệt một chỗ không ăn uống kiệt sức mà chết

1.3. Bệnh tích

            – Thể trạng gày, cơ thịt bị teo

            – Dạ dày tuyến lớn, dãn, trong chứa nhiều dị vật và lẫn rau, cỏ, bị kẹt lại không xuống được  dạ dày cơ

            – Có dị vật kích thước lớn hay sắc, nhọn có thể chọc thủng đường tiêu hóa (hình 06 và 07)

            – Ruột rỗng không có thức ăn tiêu hóa ở đoạn ruột non và phân ở đoạn ruột già

            – Nước trong xoang bụng ít

            Dưới đây là một số hình ảnh dị vật trong đường tiêu hóa của đà điểu

1.4. Phòng bệnh

            – Xác định phòng bệnh là chính. Các giải pháp cần thực hiện thường xuyên liên tục mới kiểm soát được bệnh, cụ thể:

            – Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, thu gom các dị vật trong chuồng nuôi.

            – Loại bỏ những viên đá lớn cho đà điểu khỏi ăn

            – Quét dọn lá  cây keo nhất là  đối với đà điểu nhỏ giai đoạn 0-3 tháng tuổi

1.5. Trị bệnh

            – Điều trị kém hiệu quả, khả năng khỏi bệnh là vô cùng thấp

– Có thể cho đà điểu uống paraphin, dầu thực vật

– Có ý kiến cho rằng khi xác định đúng bệnh có thể dung thủ thuật ngoại khoa: Gây tê rồi mổ theo đường thực quản, dùng móc lấy dị vật ra, tuy nhiên giải pháp này cần phải thử nghiệm kỹ

7. Bệnh nấm phổi (Aspergllosis)

1.1. Nguyên nhân

            Do nấm Aspergillus Fumigatus gây lên. môi trường ẩm, có tinh bột, cỏ rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Tồn tại trong môi trường chuồng nuôi ở dạng bào tử, khi chuồng trại ẩm ướt vệ sinh kém thì số lượng bào tử tăng đột biến và chúng dễ dàng nhiễm vào đà điểu qua đường hô hấp

1.2. Triệu chứng

            – Đà điểu gày yếu, ăn ít, uống nước nhiều, nhịp thở tăng nhất là khi bị dồn đuổi

            – Thở theo nhịp giật cục, hai cách giật theo nhịp thở, phần long da ở ức lồi lõm mạnh theo nhịp thở

            – Nhiều trường hợp thở có tiếng khò khè hay thở ống (hút thuốc lào)

            – Tuổi  mắc bệnh là đà điểu giai đoạn 0-3 tháng tuổi là chủ yếu

            – Tỷ lệ chết cao, số không chết thì bị còi cọc, lông xơ xác và mang di chứng suốt đời dẫn đến suy dinh dưỡng khó tăng trọng

1.3. Bệnh tích

            – Xuất hiện các nang nấm trên phổi là những hạt màu trắng hoặc từng đám làm phổi biến dạng, nhiều chỗ phổi bị viêm kế phát biến đổi thành gan hóa

            – Kế phát nhiễm khuẩn gây viêm bã đậu ở túi khí làm viêm dày hoặc thủng túi khí

1.4. Phòng bệnh

            Xác định phòng bệnh là chính. Cần thực hiện các giải pháp tổng hợp sau:

            – Giữ chuồng trại luôn khô ráo, vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ

            – Nuôi ở mật độ vừa phải tránh ô nhiễm môi trường chuồng nuôi

            – Không để thức ăn thừa lẫn trong chất độn chuồng

            – Sử dụng thuốc chống nấm như Nistatin hay các loại thuốc chống nấm khác

1.5. Trị bệnh

         – Việc điều trị thường kém hiệu quả vì thuốc đến nơi gây bệnh khó khăn và nồng độ không cao

         – Trường hợp đà điểu đã nhiễm nặng, tách riêng để điều trị bằng thuốc chống nấm

         – Tăng cường trợ sức trợ lực bằng các loại Vitamin + đường glucoza

8. Bệnh xoắn ruột

1.1. Nguyên nhân

            – Do thức ăn thô xanh khó tiêu như cỏ quá già, thay đổi thức ăn xanh đột ngột

            – Do đà điểu chạy nhiều té ngã và trường hợp này hay gặp ở những đợt di chuyển chuồng chúng lạ địa điểm và chạy lien tục

1.2. Triệu chứng

            – Con vật bỏ ăn hay ăn giả, nặng thì tách đàn

            – Phản xạ thải phân nhiều lần nhưng chỉ ra ít dịch tiết màu vàng, đặc

      – Bụng căng cứng phía da bụng nổi đường máu tĩnh mạch, da bụng chuyển màu xanh

            – Đến thời điểm có triệu chứng sốt là con vật đã mắc bệnh rất nặng, đoạn ruột bị xoắn không có máu đến nuôi khiến bắt đầu hoại tử dẫn đến chết                                 

1.3.Bệnh tích (hình 8)

            – Đoạn ruột bị xoắn lại không có máu lưu thông gây sung huyết và ứ máu, màu sắc hai đoạn ruột khác nhau rõ rang

            – Ở giai đoạn sao phía sau đoạn bị xoắn ruột chuyển sang màu trắng đục

            – Xoang bụng tích nước màu nân đen do dịch tiết và hồng cầu thoát ra hòa lẫn với dịch xoang phúc mạc

1.4. Phòng bệnh

            – Không sử dụng thức ăn xanh quá già hay thay đổi thức ăn đột ngột

            – Loại bỏ cávc tác nhân làm đà điểu hoảng loạn

            – Khi chuyển chuồng cần chuyển từ từ làm nhiều đợt. Chuồng mới chuyển đến cần kẹp giữa những chuồng đang nuôi để chúng có cảm giác an tâm và ít chạy

            – Cần bỏ hết các chướng ngại vật trong chuồng như máng ăn, máng uống …vv nhất là vào ban đêm vì chúng đạp phải những đồ vật đó khiến chúng kích động chạy tứ tung giẫm đạp lên nhau dễ té ngã và gây bệnh

1.5. Trị bệnh

            – Khi xáx định được bệnh cần loại thải điều trị không hiệu quả

            – Có ý kiến cho rằng nên điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật sắp xếp lại  ruột nhưng tiến hành cũng rất khó khăn ít khả thi

9. Bệnh táo bón

1.1.Nguyên nhân

            – Do khẩu phần ăn thiếu chất xơ

            – Do con vật ăn quá nhiều cát

            – Do bị viêm ruột mãn tính gây cản trở lưu thông thức ăn

            – Do nhu động của ruột kém nên thức ăn tích tụ lâu làm nước tái hấp thu nhiều ở  đoạn đại tràng gây phân khô cứng

            – Do con vật bị thiếu nước uống

1.2. Triệu chứng

            – Đà điểu thải phân khô từng viên nhỏ như phân dê

            – Cơ thể gày, lông xơ xác, chậm lớn, mắt nửa nhắm nửa mở

            – Ăn ít, hoạt động chậm chạp không linh hoạt

            – Hay ăn các vật lạ như: Đất, cát hoặc những thứ không phải là thức ăn

1.3. Bệnh tích

            – Xác gày, lông xơ

            – Ruột nhiều đoạn bị teo nhỏ tăng sinh dày lên khiến nòng ruột nhỏ lại

            – Xoang bụng chứa ít nước

1.4. Phòng bệnh

            – Điều trị viêm ruột tích cực bằng kháng sinh tránh kéo dài hay điều trị ngắt quãng không đủ liệu trình làm bệnh tái đi tái lại nhiều lần, rối loạn tiêu hóa rối chuyển sang viêm ruột mãn

            – Cho ăn thức ăn xanh mềm, tươi, cắt nhỏ

            – cho ăn các loại rau cỏ có tính nhuận trường như rau lang, dấp cá, cỏ trai….vv

            – Bổ sung Sorbitol vào nước uống

            – Tăng chiều dài sân để đà điểu hoạt động nhiều kích thích tăng nhu động ruột

1.5. Trị bệnh

            Sử dụng một trong cá loại thuốc sau:

            – Cho uống Sorbitol

            – Nếu nặng dùng MgSO4

10. Bệnh viêm khớp

1.1. Nguyên nhân

            – Do nhiễm khuẩn đặc biệt là: Ecoli, Pseudomonas, Proteus một số tác giả cho rằng Mycoplasma cũng có thể gây bệnh này

            – Do biến chứng từ viêm ruột, viêm phổi, viêm tiết niệu

            – Do vi khuẩn xâm nhập từ vết thương ngoài da vùng khớp

1.2.Triệu chứng

            – Con vật đi cà nhắc, ít vận động do bị đau đớn

            – Khớp bị sưng, nóng phía da bao quanh khớp căng đỏ

1.3.Bệnh tích

            – Dịch trong xoang bao khớp màu vàng, đặc, có khi có mùi hôi

            – Ổ khớp sưng biến dạng

1.4.Phòng bệnh

            – Giữ chuồng trại sạch sẽ

            – Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu

1.5. Trị bệnh

            – Sử dụng chất kháng viêm

            – Sử dụng kháng sinh phổ rộng có thể tiêm bắp hay tiêm trực tiếp vào ổ khớp

            – Trợ sức trợ lực cho con vật