Ấp trứng đà điểu

Ở ngoài tự nhiên đà điểu đẻ trứng vào cát sau đó đà điểu trống sẽ thực hiện ấp và bảo vệ những quả trứng đó. Nhưng trong quá trình thuần dưỡng, nuôi nhốt ở trang trại, khả năng ấp trứng của đà điểu giảm đi. Để nâng cao năng suất ấp trứng tại các trang trại nuôi đà điểu có trang bị các thiết bị ấp trứng tự động. 

1. Chuẩn bị trứng trước khi ấp

* Chuẩn bị trứng ấp Sau khi đà điểu mẹ đẻ trứng cần nhặt trứng ngay tránh trứng bị nhiễm khuẩn hoặc bị đà điểu bố mẹ giẫm nát. Trứng sau khi đẻ ra bị lạnh so với nằm trong cơ thể mẹ vì vậy quá trình phát triển của phôi sẽ ngừng lại. Để bảo quản trứng ấp có hiệu quả cao cần giữ trứng ở nhiệt độ khoảng 65oF, nhiệt độ bảo quản sẽ tạo điều kiện cho phôi phát triển, nhiệt độ không thích hợp có thể gây chế phôi hoặc phôi phát triển chậm Trong khi bảo quản trứng sẽ bị bay hơi vì vậy để giảm quá trình bay hơi của trứng cần phải giữ độ ẩm môi trường thích hợp khoảng 55-60% Trước khi mang trứng đà điểu đi bảo quản cần phải soi trứng và đánh dấu phần có bóng khí lại. Xếp trứng có phần bóng khí hướng lên trên, tốt nhất là nghiêng 45o so với chiều thẳng đứng, đảo trứng 1-2 lần/ngày để giúp lòng đỏ chuyển dần về phía buồng khí. Nên để trứng ở nơi thoáng mát, không bị hấp thụ nhiệt, tránh không để trứng ở nơi ô nhiễm hoặc nhà kho ẩm mốc.

Thu thập và phân loại trứng đà điểu trước khi ấp

Thu thập và phân loại trứng đà điểu

2. chọn trứng để ấp

* Chọn trứng theo ngoại hình
Khi chọn trứng đà điểu mang ấp không nên chọn những quả có hình dáng khác thường như quá to, quá nhỏ, méo mó, quá mỏng, quá dầy, xù xì, rạn dập, quá dài hoặc quá tròn vì những quả trứng này có tỉ lệ ấp nở thấp, con non yếu hoặc dị tật, đặc biệt cũng không thể chọn đà điểu con từ những quả trứng này làm giống được.
* Chọn trứng qua đèn soi
Sau khi loại bỏ những quả có hình dáng đặc biệt cần kiểm tra bằng đèn soi để loại bớt những quả không đủ tiêu chuẩn như không có phôi, rạn nứt, buồng khí không đúng vị trí, đồng thời dùng bút khoanh đánh dấu nơi có buồng khí để khi ấp cho hướng lênh trên.
* Xử lý trứng ấp
Trứng đà điểu sau khi kiểm tra phải được xông bằng hỗn hợp thuốc tím và phóc môn để khử trùng, diệt khuẩn.

Kiểm tra trứng trước khi mang đi ấp

Kiểm tra, sàng lọc trứng trước khi ấp

3. Chuẩn bị máy ấp

Nếu ấp trứng trong máy ấp trứng đa kỳ thì sau khi cho trứng mới vào phải xông máy ấp bằng dung dịch thuốc tím và phóc môn để diệt khuẩn, tẩy trùng Nếu ấp trong máy đơn kỳ thì phải vệ sinh, diệt khuẩn, tẩy trùng máy sau mỗi lứa ấp

4. Chế độ ấp trứng

 Cũng như quy trình ấp trứng gà, trứng vịt, quy trình ấp trứng đà điểu cũng có 4 yếu tố cơ bản.
* Nhiệt độ
Phôi bên trong của trứng đà điểu chỉ phát triển khi nhiệt độ môi trường cao, nhiệt độ ấp trứng lớn hơn 35,5oC, nếu ấp bằng máy ấp đơn kỳ thì có 3 giai đoạn như sau. – Giai đoạn 1: Từ 1-10 ngày ấp, nhiệt độ 36,7-37oC – Giai đoạn 2: Từ 11-34 ngày ấp, nhiệt độ 36,3-36,5oC – Giai đoạn 3: Từ 40-43 ngày ấp, nhiệt độ 35,5-36oC Nếu sử dụng máy ấp đa kỳ thì quá trình ấp trứng chi làm 2 giai đoạn chính như sau – Giai đoạn 1: Từ 1-38 ngày, nhiệt độ 36,3-36,5oC – Giai đoạn 2: Từ 39-42 ngày, nhiệt độ 35,5-36oC
* Độ ẩm
Trên vỏ trứng đà điểu có lỗ khí rộng, nhưng số lỗ khí/Cm2 ít, mặt khác khi ấp trứng cần phải giảm trọng lượng của trứng xuống vì vậy cần tạo ra môi trường có độ ẩm thấp, vì vậy cần khống chế độ ẩm trong lò ấp – Giai đoạn ấp, độ ẩm 20-25% – Giai đoạn nở 40-45%
* Đảo trứng
Trong khi ấp cần thiết phải đảo trứng, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình ấp trứng, lúc này phôi nằm trên đỉnh lòng đỏ, nếu không đảo trứng thì phôi chuyển ngược lên và dính vào vỏ, trứng cần được xoay định kỳ 90o một góc xoay
5. Kiểm tra trứng
Trong quá trình ấp trứng cần được soi để kiểm tra quá trình phát triển của phôi, loại bỏ những quả trứng không có phôi, trứng chết thối để tránh ảnh hưởng đến những quả trứng khác.
Quá trình soi trứng được chia thành 3 giai đoạn như sau:
– Khi trứng được ấp từ 10-11 ngày cần dùng đèn soi để kiểm tra phôi trong trứng
– Soi trứng khi ấp được 22-23 ngày để kiểm tra lại sự phát triển của phôi
– Sau khi trứng đã ấp được 38-39 ngày soi trứng lần cuối để loại những quả trứng chết phôi, trứng thối ra. Sau khi kiểm tra thấy mỏ và chân đà điểu con đạp mạnh, bóng khí đã đạt 1/3 thì có thể chuyển trứng sang máy nở.

6. Khi trứng nở thành đà điểu con

Quá trình nở của đà điểu con thường bắt đầu từ tiếng kêu bên trong quả trứng khi vỏ trứng chưa được mổ. Khi quả trứng đã được mổ một lỗ nhỏ ta không nên can thiệp giúp đà điểu con thoát ra ngoài vì điều này trái với tự nhiên làm cho đà điểu con thếu động lực phá vỡ vỏ trứng dẫn đến hiện tượng đà điểu con sau này yếu hơn bình thường và có thể mắc một số bệnh do nhiễm khuẩn. Sau khi đà điểu con mổ vỏ trứng ra ngoài cần tập trung lại cho vào phòng úm, ở đây cần tăng nhiệt độ trong phòng đến nhiệt độ cần thiết bằng cách thắp các bóng đèn sợi đốt, thắp các bòng đèn này giúp cho lông của đà điểu con nhanh khô, đà điểu con không bị rét, giúp cho hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa phát triển tốt. Sau khi đà điểu con nở được 1 ngày cần thực hiện tiêm chủng kháng các bệnh dịch theo đúng quy trình tiêm vắc xin.